Biển là ao lớn, thuyền là con bò



NGỌC PHƯƠNG NAM. Một bài thơ lạ. Cây chuyện về bài thơ thời niên thiếu của Bác Hồ do nhà văn Sơn Tùng kể ngày 11 tháng 4 năm 2001 tại trường Cán bộ quản lý giáo dục nghành Giáo dục Đào tạo. (nguồn: Đào Xuân Mai Blog, ảnh, bài Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ của Hoàng Kim)

Nguyễn Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế.

…Khi ông Nguyễn Sinh Khiêm đưa cho tôi cuốn “Tất Đạt tự ngôn” vào tháng 6 – 1950, cụ có ghi ba bài thơ về thời niên thiếu của em trai mình, tức Bác Hồ. Sau đó ít tháng cụ qua đời.
Cụ Khiêm kể lại:
– Hôm đó cả nhà Bác chuẩn bị đi vào Huế, Bác ngủ với bà ngoại, em Thành ngủ với mẹ, còn chị Thanh thì ngủ với dì An. Đêm đêm Bác thấy bà khóc, ngày bà vui, đêm nào cũng nghe thấy bà khóc. Sáng hôm sau thấy bà đi xin mo cau cả làng (xưa dân ta lấy mo cau làm gàu múc nước). Bác với chú Thành lấy mo cau cắt thành chiếc thuyền đem thả vào ao trước nhà, bà không cho, bà bảo đây là dép của các cháu và cha mẹ cháu để đi vào kinh đô, thời đó chưa có nhiều giày dép như bây giờ. Bác thấy bà ngoại đo chân cha mẹ Bác, đo chân cho hai anh em Bác.
Bác nói: – Mẹ, sao đêm bà khóc?
Về sau mới biết tâm sự của bà là thế này:
– Lúc đầu cha mẹ bác tưởng bà khóc vì bán ruộng cho con rể vào kinh đi học, bán mất 5 sào. Bà ngoại đêm nằm buồn mà khóc. Không phải tiếc bán 5 sào ruộng cho con rể vào kinh đi học vì “chữ nó sẽ đẻ ra ruộng, chứ ruộng nó không đẻ ra chữ”, bán ruộng cho con đi học, có chữ về thì cái chữ đẻ ra ruộng. Còn cái ruộng, bán đi đánh bạc mới mất, nên không có gì là khóc cả. Khóc là vì bà không có con trai. Ông Tú mất rồi, con rể coi như là con trai, con gái là chỗ dựa, bây giờ cả nhà kéo vào Huế, bà ở nhà cô đơn một mình, hai cháu trai và cháu gái cũng đi. (Vì thế nên cha mẹ bác chỉ cho hai anh em cùng đi vào Huế, còn chị Thanh phải ở lại quê với bà để sớm hôm, có bà, có cháu).
Như vậy cha mẹ Bác quyết định vào Huế không phải là để làm ăn sinh sống trở thành người Huế đâu, mà muốn cho anh em Bác vào Huế để học. Cha Bác vào Huế để làm bạn với các nhà khoa bảng ở kinh đô. Các ông quan thời đó đều là Tiến sĩ, là Hoàng Giáp, là Đình Nguyên, ít ra là cử nhân. Đúng là cha của Bác vào Huế đã tạo ra được một cái “chiếu văn”, các ông quan trong triều thường đến đó bình văn, bình thơ cùng với các cụ đồ ở kinh đô.
Ông Khiêm kể tiếp:
– Khi đi dép mo cau, mỗi lần rách thì phải thay cái khác, còn chú Thành thì được cha cõng trên lưng. Trên cao chú ấy quan sát hỏi hết chuyện này đến chuyện khác, ví dụ như:
– Núi này là núi gì mà cao thế?
Bà Ngoại hay ví “Trèo truông mới biết truông cao” là nghĩa làm sao?
Có bao nhiêu nước để được gọi là biển? vân vân và vân vân.
Chú ấy hỏi nhiều chuyện, còn chân Bác thì nó đau vì đi mấy ngày liền, có khi Bác khóc. Mẹ Bác lại động viên:
Em nó vui vẻ hỏi chuyện này chuyện khác, con là anh mà chẳng vui chi cả. Chú được cha cõng trên lưng, đến đồng bằng thì chạy tung tăng, hỏi nhiều thứ đến cha còn lạ mắt nên mẹ Bác nói em thông minh hơn anh.
Rồi cụ Khiêm kể tiếp:
– Mà chú ấy thông minh hơn Bác thật…! Lúc đến đèo Ngang, đường có đoạn sát với biển, không như đường ô tô bây giờ. Ở chân Đèo Ngang có bãi cỏ rất bằng, mẹ Bác mới đặt gánh xuống, cha Bác xếp ô lại, bảo:
– Chỗ này phẳng, nghỉ lại đây ta ăn cơm nắm để rồi leo đèo. Bác ngồi xuống ôm bàn chân rộp, còn chú Thành thì nhảy chơi rồi hỏi cha:
– Thưa cha, cái gì ở trên cao mà đỏ lại ngoằn nghoèo như rứa?
Cha Bác nói:
Đó là con đường mòn vắt qua đèo, tí nữa ta phải đi leo trèo lên trên đó, lên cái con đường mòn đó. Nghe xong , chú ứng khẩu đọc luôn một bài thơ. Sau này Bác ghi lại trong cuốn “Tất Đạt tự ngôn” này.
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng con theo
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.
Năm 1950, tôi là anh thanh niên được tiếp xúc với bài thơ này trong cuốn “Tất Đạt tự ngôn” của người anh ruột Bác Hồ, thấy Bác làm thơ từ lúc 5 tuổi thì hơi sững sờ.
Ông Khiêm kể tiếp:
– Lúc đó cha mở cái túi vải lấy lá số tử vi của con ra xem thì Bác mới được biết, cha Bác đã lấy số tử vi cho các con hết rồi. Cha Bác nói với mẹ: – Với thiên tư này, thằng bé sẽ khó nuôi, có lẽ, quan Đào Tấn và ông ngoại đã nói như thế không nhầm.
Rồi Bác Khiêm lại kể tiếp:
– Lúc đó Bác cũng chẳng có bụng dạ nào vì chân bỏng rộp, rất đau. Ăn cơm nắm, uống nước đựng trong quả bầu khô xong, cả nhà lại leo núi, chú Thành lại được cha cõng trên lưng. Anh em Bác ở làng Sen chỉ biết ao, biết sông, biết hồ, biết núi chứ biển thì chưa thấy. Hôm đó, đến đỉnh đèo, cả nhà dừng lại nghỉ, Bác ngồi ôm chân, chú Thành lại chạy nhảy rồi nói:
– Cha ơi, cái ao ở đây sao lại lớn thế?
Cha Bác nói: – Không phải ao đâu con ơi, đó là biển đấy chứ.
Lúc đó, đang đứng trên đỉnh đèo Ngang, nhìn thấy biển, ở đây đi xuống là đến Ròn, tức Cảnh Dương của Quảng Bình. Lần đầu tiên thấy biển lại cứ gọi là ao, cha Bác phải giải thích là biển. Chú ấy lại hỏi:
– Cha ơi, tại sao bò nó lại lội trên biển? Cha Bác cười bảo:
– Không phải là bò đâu con, đó là cánh buồm nâu, thuyền nó chạy trên biển đó. Nghe xong, chú Thành liền ứng khẩu đọc ngay một bài thơ:
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Cụ Khiêm nói một câu tâm sự mà cũng là tâm trạng:
– Con người ta có số mệnh. Số mệnh có khi nó xuất ra thành ý. Cái thông thường, cái lẽ thường anh là phải nhìn thấy trước em chứ, vì anh ra đời trước, khôn hơn . Nhưng đây lại nói là: “em nhìn thấy trước, anh nhìn thấy sau, ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn”. Cái khẩu khí ấy là cái ứng mệnh, Bác là anh, Bác đau chân, Bác không còn nhìn thấy những gì ở xung quanh, nhưng chú ấy quan sát, chú ấy lại ứng khẩu được cái đó “Ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn”.Có lẽ cũng vì cái khẩu khí ấy nên suốt cuộc đời của chú Thành phải đi hết nơi này đến nơi khác thì phải, (năm châu bốn biển) ….
Cụ Khiêm nói với tôi điều đó vào năm 1950. Sau này tôi công bố hai bài thơ ấy trên báo Văn Nghệ số Tết năm 1980, lúc đó là chuẩn bị đại hội V (1981). Khi cuốn “Búp Sen Xanh” chưa ra, tôi đưa hai bài thơ này và viết cái đoạn gặp cụ Nguyễn Sinh Khiêm. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng là Tổng biên tập báo Văn Nghệ, trước khi đăng đến hỏi tôi:
– Có chính xác không anh? mới 5 tuổi mà làm hai bài thơ này, trẻ con thì trẻ con thật nhưng rất trí tuệ.
Tôi nói, anh cứ đăng, có gì tôi chịu trách nhiệm ….

Xem tiếp: TƯ LIỆU BIỂN ĐÔNG VÀ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ


NGỌC PHƯƠNG NAM. Tranh chấp Biển Đông và cuộc chiến pháp lý về đường lưỡi bò chắc chắn không thể giải quyết trong năm, mười năm mà sẽ trãi nhiều thế hệ. Điều này tùy thuộc chứng cứ pháp lý, thái độ dân chúng, công luận quốc tế, tương quan thế và lực và mối liên hệ của các bên. Trung Quốc với ưu thế nước lớn, cường quốc kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự đang trỗi dậy rất mạnh mẽ cả thế và lực, chắc chắn sẽ không bao giờ chịu rời bỏ ý đồ chiến lược Trung Nam Hải “Chuyển dịch trung tâm địa chính trị thế giới sang châu Á – Thái Bình Dương, cũng cố bảy đại quân khu giữ vững Trung Hoa, phát triển tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự theo trục Nam – Nam, mở rộng tầm ảnh hưởng vùng lưỡi bò đặc quyền kinh tế biển và thâm nhập xuống vùng Đông Nam Á”. Việt Nam có lợi thế pháp lý Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, ở vào tình thế lùi là mất chủ quyền, dân đồng lòng khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, đã có bài học lịch sử toàn dân toàn diện trường kỳ,dám đánh và biết đánh thắng mọi thế lực hùng mạnh, biết ngoại giao khôn khéo chuyển thế nước nhỏ thành thế đa phương. Nước Mỹ và Nga đều có lợi ích an ninh quan trọng ở khu vực này để duy trì cân bằng thế chiến lược nên không dễ khoanh tay đúng nhìn. Chính vì vậy Biển Đông hiện tại và sắp tới còn xao động mạnh, diễn biến khó lường, cần chăm chú theo dõi. “Phép thử chiến lược” đưa khó khăn ra ngoài, lấn dần từng bước, đặt trước việc đã rồi, thương thảo trên thế mạnh đã làm lợi cho Việt Nam chuyển sang thế đa phương và hợp tác với nhiều nước, quốc tế hóa vấn đề biển Đông.

Trước đây đức Phật đã nói với các vua chúa về lẽ thịnh suy: “Ta xem những nơi các vua chúa và các nhà cầm quyền như là những hạt bụi. Ta xem những kho vàng và châu ngọc như những viên gạch và những viên sỏi. Ta nhìn những tấm áo tốt đẹp nhất như những mãnh vải rách tả tơi. Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này như những hạt trái cây và chiếc hồ lớn nhất như một ao nhỏ; những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng; sự tranh giành và thịnh suy chỉ là cái chớp mắt; và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài thơ lạ viết tại đèo Ngang lúc Bác mới năm tuổi “Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Bò ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em nhìn thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Ta lớn mau mau/ Vượt qua ao lớn”, Biển Đông là ao lớn. Thuyền là con bò. Muốn vượt qua ao lớn không thể không lớn nhanh lên…

Cuộc chiến pháp lý về đưỡng lưỡi bò (Cow tongue shape) được phản ánh rõ tại Hội nghị an ninh biển Đông và bài viết Nguyễn Hồng Thao -Yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế cùng loạt bài trên Nghiên cứu biển Đông và Ý kiến của GS Nguyễn Kim Đan ở Pháp viết cho GS Cossu, Tổng biên tập tạp chí “Waste Management” đề nghị loại bỏ ít nhất hình về bản đồ (xem hình kèm theo) trong báo cáo của một tác giả người Trung Quốc mới đây đăng ở một tạp chí chuyên ngành khoa học Dưới đây là nội dung email bức thư của GS Nguyễn Kim Đan (theo đúng thư chuyển tiếp do anh Nguyễn Thanh Bình gửi về từ Nhật).

—– Mail transféré —–
De : Dan Nguyen
À : “wmeditorinchief@gmail.com” ; “raffaello.cossu@unipd.it”
Envoyé le : Lundi 20 Juin 2011 11h41
Objet : Claim on the article, Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904, published in “Waste Management”
Prof. Raffaello Cossu
Editor in Chief of
Journal “Waste Management”

Dear Editor,
In the article, entitled: “Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis”, by Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che and Di Feng, published in Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904 (August 2011) of your journal, Figure 2 presents a geographical map of China, including the “Cow Tongue” claimed by China as Chinese territorial Sea in the East Sea (South-China Sea). The Chinese “Cow Tongue” covers the Paracel and Spratly Islands, which are belong to Vietnam.

China could not provide persuasive evidence about its practice of sovereignty in this whole vast sea area, continuously and peacefully for a long time. Despite China’s claims of ownership over the Spratly Islands, it never physically occupied this archipelago until 1988 when its navy clashed with Vietnam’s navy and took control of 6 of the features for the first time in history. China continued to take over more features in subsequent clashes with Vietnam in 1992 and the Philippines in 1995. (see http://www.presscenter.org.vn/en/?option=com_content&task=view&id=5290&Itemid=30 for more details).

Naturally, the East Sea is a combination of economic regimes among Southeast Asia countries and between them with the southern lands of China. The East Sea is the common home of the regional countries and collects the common concerns of the countries inside and outside the region. Therefore, the issues of the East Sea should be resolved equally with respect to international laws and each country’s sovereignty and interests.

Figure 2 of this article will cause a serious diplomatic and political problem between the ASEAN countries and China. Therefore, I hereby request your re-consideration in order to remove at least the figure in this article.

I am looking forward to hearing from you soon.

Dan Nguyen, PhD-HDR
Professor
Université PARIS-EST
Laboratory Saint-Venant for Hydraulics
Joint-Research Unit of CETMEF, EDF R&D and ENPC
6 Quai Wattier
78400 Chatou, France

Phone: +33 1 30 87 79 57, FAX: +33 1 30 87 80 86
Mobile Phone: +33 6 10 91 62 32
Web page: http://www.saint-venant-lab.fr/prod/

Những bài báo liên quan về biển Đông và đưỡng lưỡi bò (Cow tongue shape)
Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của đường lưỡi bò (Daniel Schaeffer) BIỂN ĐẢO VIỆT NAM.com
Tư liệu về biển đảo Việt Nam Hãy dành thời gian
Trường Sa, Hoàng Sa có bao nhiêu biển và thềm lục địa? (CNM dẫn theo Thời đại mới)
Từ Hội thảo về an ninh biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên án:
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là vô căn cứ
* Nhật – Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm (Báo Tuổi Trè)
Một “đường lưỡi bò” vô căn cứ (Báo Tuổi Trẻ)
Đường lưỡi bò: Trung Quốc “gậy ông đập lưng ông” (Báo VNN)
Ba lợi thế của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông (VNN)
Nếu Việt Nam và Trung Quốc ngừng buôn bán (RFA)
Trung Quốc thua về học thuật biển Đông và chiến lược ti toe (blog Culangcat)
Sức mạnh quân sự và chiến lược vĩ đại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Các tranh chấp lãnh hải và tác động đối với chiến lược biển: Một góc nhìn lịch sử Bruce A. Elleman Giáo sư Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ (Thời đại mới)
Trường Sa Hoàng Sa lãnh thổ Việt Nam (Đặc khảo về Hoàng Sa Trường Sa: Tập san Sử Địa số 29 Sài Gòn quý 1. 1975, tài liệu 350 trang do Nguyễn Xuân Diện đánh máy, bổ sung tiếng Hoa,đưa blog và chép về đây)
Trung quốc và các tranh chấp vùng biển nam Trung Hoa Mark J. Valencia
Lê Hoàng-Bauvinal chuyển ngữ Nguồn: Hãy dành thời gian
Trung Quốc và An ninh Năng lượng dài hạn ở châu Á Dr. Evan A. Feigenbaum Nhóm chuyển ngữ Bauvinal.info.free.fr
Tranh chấp hàng hải và hợp tác năng lượng tại biển Nam Trung Hoa
Trung Quốc đẩy mạnh xuống phía Nam trong chính sách ngoại giao năng lượng Michael Richardson Nguyễn Phương Nga chuyển ngữ
Tư liệu biển đảo Việt Nam

Xem tiếp : VŨ TRỤ MẮT SOI NGOÀI BIỂN CẢ (Nguyễn Trãi) trong bài Lên non thiêng Yên Tử để thấu hiểu 700 năm trước đức Nhân Tông sau ba lần thắng Nguyên Mông (lúc Người 35 tuổi) đã từ bỏ ngai vàng, dành trọn 15 năm cuối đời để lên núi Yên Tử làm VUA PHẬT và dõi canh vận nước với kế sách một chữ ĐỒNG truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau của dân tộc Việt.

NGỌC PHƯƠNG NAM, THUNG DUNG

Động Thiên Đường và động Phong Nha

Động Thiên Đường, Quảng Bình

Chuyện tình Phong Nha

【World Heritage】Phong Nha Cave – Quang Binh / Vietnam

Phong Nha Huyền Ảo

Nguồn: Sưu tập trên You Tube

Nhà Nguyễn và Ngọc phương Nam


DẠY VÀ HỌC. Việc tìm hiểu Nam Bộ (Ngọc phương Nam – hòn ngọc Viễn Đông) vùng đất thiêng của dân tộc Việt về lịch sử, văn hóa của quá trình Nam tiến, sự kết lương duyên, khẩn hoang, lập dinh điền,“mở rộng tương lai và hi vọng của dân tộc” không thể không tìm kiếm những chỉ dấu và nguồn tài liệu tin cậy. Bài Nhà Nguyễn<và Ngọc phương Nam đã tổng hợp ba bài tuyển chọn Nhà Nguyễn biên tập chính bởi Cheers đăng trên Wikipedia tiếng Việt; Lạm bàn về Biên Hòa – Đồng Nai, bài viết của giáo sư Tôn Thất Trình đăng trên blog The Gift; “Ngôi nhà bà Nhu ở sương mù” bài viết của Ngọc Sớm Mai đang trên báo Thanh Niên. Biệt thự Hồng Ngọc, Đà Lạt là địa chỉ kho báu Tài liệu mộc bản quý giá của nhà Nguyễn hiện được bảo tồn tại biệt thự Hồng Ngọc, Đà Lạt (ảnh : Nhà Nguyễn bảo hộ Chân Lạp 1818-1863

DẠY VÀ HỌC, NGỌC PHƯƠNG NAM

Ngọc phương Nam: lời chào mừng

http://ngocphuongnam.wordpress.com, trang tình yêu, văn hóa và du lịch Việt

Trúc Lâm Yên Tử
Đầy đặn yêu thương
Tác phẩm Trần Nhân Tông
Dưới đáy đại dương là ngọc

Mới nhất
RSS

Tác phẩm Trần Nhân Tông
Dạo chơi non nước Việt
Lời chào mừng!

Blogroll
WordPress.com